Yêu
sớm và có quan hệ tình dục ở tuổi teen đang là một vấn đề được xã hội
quan tâm. Một thực trạng đáng báo động, hiện nay rất nhiều bạn trẻ quan
hệ tình dục trong khi chưa nắm rõ kiến thức giới tính hoặc chỉ hiểu biết
rất… mơ hồ.
“HIV là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục”
Đó là tất cả những gì Tuấn Anh (PTTH NC) “nắm” được. Trong tất cả những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, cậu học sinh lớp 11 này chỉ biết có HIV, “những bệnh khác cũng có nhưng em không rõ lắm…”.
Hồn nhiên hơn, Minh Hằng, hiện đã là SV năm thứ nhất phát biểu: “Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục chỉ những người có quan hệ linh tinh với gái mại mới sợ. Chứ bọn em với nhau thì làm sao mà mắc được”.
Chưa biết gì về biện pháp tránh thai
Một thực tế là các teen bây giờ biết rõ có bao cao su, thuốc tranh thai để bảo vệ bản thân và còn hay đọc truyện người lớn, nhưng các biện pháp khác thì “không quan tâm lắm”. Đây có thể được coi là hệ quả của việc thiếu giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi học sinh chốn học đường. Các chương trình học, nếu có, cũng chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”, đề cập thiếu chi tiết do người lớn luôn nghĩ các em “chưa đủ tuổi”.
Bọn em mới chỉ “ở bên ngoài”
Tại một phòng khám phụ khoa tư nhân trên đường Giải Phóng, hai cô bé áo trắng mặt buồn nản: “Chị ơi, giúp em với, em và bạn trai đã trót vượt rào. Em chậm mấy ngày rồi, phải làm gì bây giờ ạ? Bọn em mới chỉ sơ sơ bên ngoài thôi. Liệu có thai không? Nếu “dính”, bố em đánh em chết…”.
Theo lời kể của bác sĩ, rất nhiều bạn trẻ, khi cạnh nhau, có quan hệ thân mật. Nhiều bạn cho rằng chỉ ở bên ngoài hay mới lần đầu thì chưa thể có thai ngay được. Đến lúc thấy dấu hiệu mang thai, cả hai mới lén lút đi giải quyết. Một số bạn gái không cảm nhận được sự thay đổi trong cơ thể, khi phát hiện ra mình có thai, đến phòng khám đã quá muộn”.
Bạn em có thai không?
P. đang học lớp 12, yêu cô bạn cùng lớp. Hôm bố mẹ đi vắng, P. rủ bạn gái về nhà. Lúc đầu là sơ sơ bên ngoài, đến khi quá đà, hai đứa “nếm trái cấm” lúc nào không biết.
Sau hôm đó, P. lo lắng sợ bạn gái có thai, rối rít gọi điện đến tổng đài tư vấn nhờ giúp đỡ. Vẫn không yên tâm, P. đi mua một đống thuốc tránh thai bắt bạn gái uống cho an tâm. Một tháng sau, bạn gái không có biểu hiện gì, P. mới thở phào nhẹ nhõm.
Một tư vấn viên của tổng đài 1080 cho biết: “Lượng câu hỏi “bạn em như vậy có thai không” luôn chiếm phần lớn số cuộc gọi đến tổng đài. Do không bị lộ mặt, nên các bạn trẻ dễ thổ lộ”. Trên các diễn đàn về tình yêu giới tính, ngập tràn những câu hỏi tương tự.
“Chọn thuốc tránh thai khẩn cấp nào?”
“Em nhiều lần mua thuốc tránh thai khẩn cấp ở nhiều hiệu thuốc, nhưng họ bán cho những loại thuốc khác nhau, chẳng biết loại nào tốt cả” - Một bạn gái tâm sự.
Trường hợp của em không phải hiếm. Nhiều bạn gái không nắm rõ tên thuốc, chỉ ra hiệu nói mua “loại khẩn cấp”, người ta đưa gì uống nấy, hờ hững với sức khỏe của chính bản thân mình!
Những hạn chế trong giáo dục giới tính
Đã có kế hoạch đưa giáo dục giới tính vào học đường, và thực tế nhiều trường đã triển khai. Bên cạnh đó còn nhiều dự án, chương trình giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên trong cộng đồng, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tuy nhiên các chương trình này mới chủ yếu đề cập tới vấn đề giải phẫu và chức năng sinh lý người, trong khi các vấn đề “gốc rễ” lại không được nhắc tới. Rất nhiều nội dung quan trọng của giáo dục tình dục đã bị lược bỏ hoặc bị thầy cô giáo “cho qua” khi giảng dạy. Các sách, tờ rơi phát cho học sinh thông tin thường cũ hoặc không được cập nhật thường xuyên.
Định hướng lối sống cho tuổi teen trên một số phương tiện thông tin đại chúng đã không thẳng thắn trong việc đề cập đến vấn đề tình dục theo góc độ chăm sóc và bảo vệ, nhằm trang bị cho tuổi teen kiến thức và kĩ năng “không tự làm hại mình”.
Một số chương trình khác đưa ra thông điệp theo kiểu hù dọa, giáo điều, thiếu tính thuyết phục với tâm lý của tuổi teen.
Ở một khía cạnh khác, một số người làm chương trình và nghiên cứu về sức khỏe sinh sản, tình dục thừa nhận, vấn đề giáo dục giới tính ở Việt Nam hiện nay đang bị “bệnh hoá”, hoặc bị coi là thô tục. Nhắc đến hai chữ “tình dục”, người ta nghĩ ngay đến bệnh tật, HIV, các tệ nạn xã hội và sự bậy bạ, trong khi những điểm mấu chốt, quan trọng lại bị bỏ qua.
Hiểu biết về giới tính là nhu cầu thiết yếu của mỗi bạn trẻ. Làm thế nào để giáo dục giới tính mang lại hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của đối tượng tuổi vị thành niên, đó vẫn là câu hỏi khó đặt ra cho xã hội.
“HIV là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục”
Đó là tất cả những gì Tuấn Anh (PTTH NC) “nắm” được. Trong tất cả những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, cậu học sinh lớp 11 này chỉ biết có HIV, “những bệnh khác cũng có nhưng em không rõ lắm…”.
Hồn nhiên hơn, Minh Hằng, hiện đã là SV năm thứ nhất phát biểu: “Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục chỉ những người có quan hệ linh tinh với gái mại mới sợ. Chứ bọn em với nhau thì làm sao mà mắc được”.
Chưa biết gì về biện pháp tránh thai
Một thực tế là các teen bây giờ biết rõ có bao cao su, thuốc tranh thai để bảo vệ bản thân và còn hay đọc truyện người lớn, nhưng các biện pháp khác thì “không quan tâm lắm”. Đây có thể được coi là hệ quả của việc thiếu giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi học sinh chốn học đường. Các chương trình học, nếu có, cũng chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”, đề cập thiếu chi tiết do người lớn luôn nghĩ các em “chưa đủ tuổi”.
Bọn em mới chỉ “ở bên ngoài”
Tại một phòng khám phụ khoa tư nhân trên đường Giải Phóng, hai cô bé áo trắng mặt buồn nản: “Chị ơi, giúp em với, em và bạn trai đã trót vượt rào. Em chậm mấy ngày rồi, phải làm gì bây giờ ạ? Bọn em mới chỉ sơ sơ bên ngoài thôi. Liệu có thai không? Nếu “dính”, bố em đánh em chết…”.
Theo lời kể của bác sĩ, rất nhiều bạn trẻ, khi cạnh nhau, có quan hệ thân mật. Nhiều bạn cho rằng chỉ ở bên ngoài hay mới lần đầu thì chưa thể có thai ngay được. Đến lúc thấy dấu hiệu mang thai, cả hai mới lén lút đi giải quyết. Một số bạn gái không cảm nhận được sự thay đổi trong cơ thể, khi phát hiện ra mình có thai, đến phòng khám đã quá muộn”.
Bạn em có thai không?
P. đang học lớp 12, yêu cô bạn cùng lớp. Hôm bố mẹ đi vắng, P. rủ bạn gái về nhà. Lúc đầu là sơ sơ bên ngoài, đến khi quá đà, hai đứa “nếm trái cấm” lúc nào không biết.
Sau hôm đó, P. lo lắng sợ bạn gái có thai, rối rít gọi điện đến tổng đài tư vấn nhờ giúp đỡ. Vẫn không yên tâm, P. đi mua một đống thuốc tránh thai bắt bạn gái uống cho an tâm. Một tháng sau, bạn gái không có biểu hiện gì, P. mới thở phào nhẹ nhõm.
Một tư vấn viên của tổng đài 1080 cho biết: “Lượng câu hỏi “bạn em như vậy có thai không” luôn chiếm phần lớn số cuộc gọi đến tổng đài. Do không bị lộ mặt, nên các bạn trẻ dễ thổ lộ”. Trên các diễn đàn về tình yêu giới tính, ngập tràn những câu hỏi tương tự.
“Chọn thuốc tránh thai khẩn cấp nào?”
“Em nhiều lần mua thuốc tránh thai khẩn cấp ở nhiều hiệu thuốc, nhưng họ bán cho những loại thuốc khác nhau, chẳng biết loại nào tốt cả” - Một bạn gái tâm sự.
Trường hợp của em không phải hiếm. Nhiều bạn gái không nắm rõ tên thuốc, chỉ ra hiệu nói mua “loại khẩn cấp”, người ta đưa gì uống nấy, hờ hững với sức khỏe của chính bản thân mình!
Những hạn chế trong giáo dục giới tính
Đã có kế hoạch đưa giáo dục giới tính vào học đường, và thực tế nhiều trường đã triển khai. Bên cạnh đó còn nhiều dự án, chương trình giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên trong cộng đồng, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tuy nhiên các chương trình này mới chủ yếu đề cập tới vấn đề giải phẫu và chức năng sinh lý người, trong khi các vấn đề “gốc rễ” lại không được nhắc tới. Rất nhiều nội dung quan trọng của giáo dục tình dục đã bị lược bỏ hoặc bị thầy cô giáo “cho qua” khi giảng dạy. Các sách, tờ rơi phát cho học sinh thông tin thường cũ hoặc không được cập nhật thường xuyên.
Định hướng lối sống cho tuổi teen trên một số phương tiện thông tin đại chúng đã không thẳng thắn trong việc đề cập đến vấn đề tình dục theo góc độ chăm sóc và bảo vệ, nhằm trang bị cho tuổi teen kiến thức và kĩ năng “không tự làm hại mình”.
Một số chương trình khác đưa ra thông điệp theo kiểu hù dọa, giáo điều, thiếu tính thuyết phục với tâm lý của tuổi teen.
Ở một khía cạnh khác, một số người làm chương trình và nghiên cứu về sức khỏe sinh sản, tình dục thừa nhận, vấn đề giáo dục giới tính ở Việt Nam hiện nay đang bị “bệnh hoá”, hoặc bị coi là thô tục. Nhắc đến hai chữ “tình dục”, người ta nghĩ ngay đến bệnh tật, HIV, các tệ nạn xã hội và sự bậy bạ, trong khi những điểm mấu chốt, quan trọng lại bị bỏ qua.
Hiểu biết về giới tính là nhu cầu thiết yếu của mỗi bạn trẻ. Làm thế nào để giáo dục giới tính mang lại hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của đối tượng tuổi vị thành niên, đó vẫn là câu hỏi khó đặt ra cho xã hội.