Dã man không chỉ giành cho đàn ông mà đàn bà cũng vậy, một trong những người phụ nữ dã man nhất của thế kỉ 21 mà ai cũng phải sợ.
Đừng tưởng phải lu loa ầm ĩ hay truyen nguoi lon, tạt axit hay đánh đập đến thâm tím mật mày mới là khủng khiếp. Nhiều “đòn ghen” không một lời nói mà gây đau đớn hơn nhiều.Âm thầm “xóa sổ”
Lâm là một anh chàng đào hoa. Không đẹp trai lắm, nhưng anh lại có “thú vui” chết người: Rất chiều chuộng phụ nữ - một Casanova thứ thiệt. Anh tán tỉnh phụ nữ cũng nhiều, mà “bị” các bà, các cô chủ động “tấn công” cũng không ít.
Phương Linh, vợ Lâm, nhiều lần đã phải gặp từng “bạn gái” của anh để “nói chuyện”. Có người rất hối hận, có cô lại thống thiết: “Chị cứ yên tâm, anh Lâm nói không bao giờ bỏ chị, em chỉ xin chút tình cảm thừa thãi vương dọc đường thôi, chỉ cần được nhìn thấy anh Lâm, nói chuyện với anh ấy là em hạnh phúc lắm, không dám đòi hỏi gì thêm nữa!”.
Về phần Lâm, mỗi lần “phạm lỗi” xong, thấy vợ khóc lóc khổ sở, anh cũng hối hận lắm. Bao nhiêu lời xin lỗi thống thiết, bao nhiêu hứa hẹn rất chân thành… Linh lại gạt nước mắt ôm lấy chồng tin tưởng. Nhưng rồi đâu vẫn vào đó.
Rồi một ngày Lâm thấy vợ không tra hỏi dằn vặt gì anh nữa. Chưa kịp mừng thì Lâm nhận ra cô không còn đợi cơm anh, chỉ phần cho anh một suất gọn ghẽ, đầy đặn còn cô ăn trước với người giúp việc. Ăn xong, cô đi chơi nhà bạn, về nhà ngoại. Có hôm hơn 1 giờ đêm Lâm mới về, Linh cũng mặc kệ, không hỏi han gì, thật khác với sự săn sóc quan tâm, ghen tuông ngày xưa.
Chột dạ, Lâm để ý quan tâm đến vợ hơn. Mua cho cô một cái quần jeans hàng hiệu mới mà bình thường Linh rất thích, giờ chỉ thấy cô cảm ơn rồi cất vào tủ.
Anh giả vờ đèo cô bé đồng nghiệp lượn qua lượn lại trước cửa cơ quan Linh, ngay dưới phòng làm việc, tối về cũng chẳng thấy cô hỏi han. Tin nhắn hay mấy cuộc điện thoại úp mở cố tình của Lâm, Linh coi như không nghe thấy. Sự ghen tuông của cô đột ngột biến mất làm Lâm cảm thấy điên cuồng như ngồi trên lửa.
Anh giở đến miếng “khổ nhục kế” cuối cùng. Một ngày trời rét mướt, anh không mặc áo ấm, cảm lành sụt sùi. Về nhà thất thểu, Lâm giả vờ nghẹn giọng “Anh ốm rồi…”. Linh không ngẩng lên, dửng dưng: “Thế à, thuốc trên phòng, anh lấy mà uống, không thì bảo bác Châm đi mua”. Châm là tên người giúp việc.
Sự dửng dưng không ghen tuông chính là mũi tên tẩm liều thuốc độc cực kỳ hiệu nghiệm. Không gì làm người đàn ông cảm thấy thất bại bằng việc người tình không chú ý đến họ nữa.
Một ngày không có người hỏi han, không có người trách móc, dằn vặt, theo đuôi, không mong anh về đúng giờ… điều đó đồng nghĩa với việc anh không còn đáng một ký lô nào và đã bị xoá sổ.
Khủng bố tinh thần
Những lần gần gũi vợ chồng, Hoàng thấy thái độ Hân, vợ mình khác khác. Anh quyết tìm cho ra nguyên nhân. Một văn phòng thám tử tư đã giải thích hộ anh bằng những bức ảnh chụp Hân bịt kín mặt cùng người yêu cũ đi ra khỏi nhà nghỉ ở một con đường vắng vẻ ngoại ô.
Trả công hậu hĩnh cho thám tử xong, cất kỹ bức ảnh, Hoàng tự mình đi chụp một bức khác. Người ngoài nhìn vào cứ tưởng đây là bức ảnh nghệ thuật chụp ngoại ô lúc giao mùa, hiu quạnh không bóng người. Anh g khung kính cẩn thận, mang về treo trên giường ngủ.
Hân, vợ Hoàng tái mét mặt khi nhìn thấy bức tranh với ngôi nhà không biển hiệu đó. Nhưng thái độ Hoàng vẫn bình thản như không, vẫn nhẹ nhàng ngọt ngào với vợ. Buổi tối, Hân lại rụng rời khi Hoàng đã chuyển đèn ngủ ra ngay phía trên “bức tranh nghệ thuật”. Anh tắt đèn trần, bật ngọn đèn ngủ lên, nằm xuống cạnh vợ.
Những đêm sau đó là một sự tra tấn đối với Hân. Chồng cô vẫn nhẹ nhàng chu đáo, vẫn bật ngọn đèn ngủ lên, rồi hai vợ chồng ân ái lặng im trong ánh sáng mờ ảo đủ soi rõ bức tranh. Xong xuôi, Hoàng ngủ say bình thản, Hân thức chong chong nhìn lên trần nhà trong nỗi nhục nhã và hoảng loạn.
Sự việc kéo dài được khoảng 3 tháng thì Hân uống thuốc ngủ tự tử. May mắn cô được đưa đi bệnh viện kịp thời nên thoát chết. Hoàng lẳng lặng tháo bức tranh đi, nhưng trên tường đã kịp để lại một khoảng trống lạnh lẽo, nổi bật, khác hẳn màu với xung quanh.